Kinh nghiệm mở quán trà sữa – Bùng nổ doanh thu

Bạn đang ấp ủ mở một thương hiệu trà sữa cho riêng mình? Hãy cùng JARVIS tìm hiểu các kinh nghiệm mở quán trà sữa đắt giá nhất, được chia sẻ bởi những chuyên gia hàng đầu trong ngành F&B, giúp doanh thu bùng nổ qua bài viết sau.

1. Chi phí mở quán trà sữa

Vấn đề đầu tiên bạn cần lưu ý chính là vốn. Số vốn mà bạn có được sẽ quyết định đến mô hình trà sữa mà bạn sẽ triển khai. Cũng không cần quá lo lắng, có rất nhiều mô hình để bạn thử sức:

1.1. Vốn 10 triệu

Đừng nghĩ rằng chỉ với 10 triệu thì không mở được quán trà sữa. Hiện nay có rất nhiều bà nội trợ, chị em văn phòng, các bạn sinh viên, và cả những startup khởi nghiệp trà sữa chỉ với 10 triệu đồng!

Với 10 triệu, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với một quán trà sữa xe đẩy, trà sữa online hoặc trà sữa vỉa hè. Ở các khu vực nông thôn, thì số vốn này cũng có thể giúp bạn mở quán trà sữa ngay tại nhà của mình, tận dụng mặt bằng sẵn có. Nguyên liệu trà sữa rất phổ biến, chi phí khá rẻ. Mua thêm vài dụng cụ pha chế thanh lý để tiết kiệm chi phí.

1.2. Vốn 50 triệu

Đây là số vốn phổ biến dành cho những bạn trẻ muốn mở quán trà sữa và tạo dựng thương hiệu nhỏ cho riêng mình. Với số vốn này, bạn có thể cân đối ở mặt bằng 20-30m2, có thể bán ở nhà có vỉa hè ở thành phố. Lên ngân sách cụ thể và chi tiêu tiết kiệm, tự thân vận động trang trí quán theo sáng tạo của riêng mình, bạn sẽ mở được một quán trà sữa nhỏ xinh hút hồn chỉ với 50 triệu.

Vốn 50 triệu có thể mở một quán trà sữa gia đình nhỏ

Vốn 50 triệu có thể mở một quán trà sữa gia đình nhỏ

1.3. Vốn 100-200 triệu

Một quán trà sữa gia đình hoặc một mô hình nhượng quyền là điều bạn có thể nghĩ đến với tầm vốn này. Số vốn này khá thoải mái để bạn lên ý tưởng kinh doanh quán trà sữa. Tuy nhiên vì nguồn vốn lớn, bạn nên lên kế hoạch thật chi tiết để đảm bảo cân đối ngân sách, triển khai dự định thành công.

2. 7 điều cần chuẩn bị khi mở quán trà sữa

Mở quán trà sữa cần những gì? Dưới đây là trình tự các bước để bạn có thể tự xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình:

2.1. Xác định vốn để mở quán

Như đã nói, việc xác định vốn là rất quan trọng để định hình chiến lược kinh doanh. Trừ những khoản chi phí cố định, bạn cũng cần dự trù một ít để trang trải trong những trường hợp phát sinh.

Để mở quán trà sữa, việc xác định vốn đầu tư là điều đầu tiên cần làm

Để mở quán trà sữa, việc xác định vốn đầu tư là điều đầu tiên cần làm

2.2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi

Mặt bằng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh trà sữa. Dù là bán di động, bán vỉa hè hay thuê mặt bằng, bạn cũng cần cân nhắc đến những yếu tố sau:

  • Vị trí: Nên chọn địa điểm có đông đảo khách hàng mục tiêu của bạn qua lại hoặc cư trú
  • Chỗ để xe: Rộng rãi, dễ quản lý, bạn có thể thuê thêm một nhân viên bảo vệ để trông xe cho khách hàng
  • Mặt bằng rộng: Để khách hàng có thể ngồi lại tâm sự cùng nhau, vừa uống trà sữa. Một không gian thoải mái, rộng rãi sẽ khiến họ cảm thấy được thư giãn

2.3. Lên ý tưởng thiết kế và thi công quán

Sau khi có được mặt bằng, tùy vào từng điều kiện mặt bằng cụ thể mà bạn lên ý tưởng thiết kế và thi công quán. Ngân sách cho phần này không nên chiếm quá 35% tổng số vốn. 

Hãy dựa vào chân dung khách hàng mục tiêu của quán để thiết kế không gian quán phù hợp với sở thích, thói quen và trải nghiệm khách hàng của quán

2.4. Nhập máy móc, nguyên liệu cho quán

Máy móc và nguyên liệu dành cho quán trà sữa khá đơn giản. Bạn có thể tự làm trà sữa với công thức riêng của mình. Để tiết kiệm chi phí, có thể mua các loại máy móc hàng thanh lý. 

Về nguyên liệu, chọn nguồn nguyên liệu cần đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nên ham rẻ mua nguyên liệu trôi nổi kém chất lượng. Sản phẩm chất lượng mới chính là bí quyết giúp bạn giữ chân khách hàng.

Có thể mua máy móc dụng cụ thanh lý để tiết kiệm chi phí

Có thể mua máy móc dụng cụ thanh lý để tiết kiệm chi phí

2.5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Hãy tìm hiểu các thủ tục pháp lý trước khi mở quán trà sữa. Xin giấy phép hoặc hoàn thiện các thủ tục đăng ký nếu có. Điều này sẽ đảm bảo cho quán trà sữa của bạn được kinh doanh thuận lợi nhất.

2.6. Chuẩn bị nhân sự

Với quy mô nhỏ, bạn toàn toàn có thể tự mình làm hết các công đoạn từ pha chế đến phục vụ. Nếu triển khai mô hình lớn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ nhân sự để chuẩn bị khai trương. Tập huấn pha chế, phục vụ, training nhân viên về thái độ phục vụ khách hàng…để đảm bảo mang đến dịch vụ tốt nhất, khiến khách hàng hài lòng khi đến với quán trà sữa của bạn.

Bộ máy nhân sự điển hình cho một quán trà sữa:

  • 1 quản lý
  • 1 nhân viên thu ngân
  • 1-2 nhân viên pha chế quầy bar
  • 2 nhân viên phục vụ
  • 1 nhân viên bảo vệ

2.7. Vận hành quán

Sau khi hoàn tất mọi thứ, hãy tiến hành marketing và bắt đầu vận hành quán. Trong quá trình hoạt động, bạn nên theo dõi phản hồi khách hàng để có hướng điều chỉnh hợp lý nhất.

3. Những khó khăn khi mở quán trà sữa

Với những bạn trẻ muốn kinh doanh quán trà sữa nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, thì trong quá trình kinh doanh sẽ gặp rất nhiều vấn đề ngoài dự kiến. Khi đó, sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu sẽ giúp bạn có đủ bản lĩnh để vượt qua. Những khó khăn thường gặp nhất, bạn nên lưu ý:

3.1. Bẫy 3 tháng

Thông thường, vì hiệu ứng đám đông yêu thích những gì mới mẻ, quán trà sữa của bạn sẽ rất đông khách trong 3 tháng đầu. Sau đó, tình hình sẽ chậm lại, ngày càng thưa khách. Đây là thực trạng chung hiện nay. Giai đoạn đầu người quen, bạn bè ủng hộ cũng là một nguyên nhân khiến doanh số bùng nổ.

Sự thưa thớt khách về sau dễ gây cho bạn tâm lý chán nản muốn bỏ cuộc. Muốn khắc phục điều này, hãy chuẩn bị cho mình một khoản dự phòng để có thể chi tiêu trong 3-6 tháng. Nên xây dựng chiến lược marketing bài bản và tập trung bán hàng đa kênh để tăng lượng khách hàng cho quán.

3.2. Không có kế hoạch chi tiêu cụ thể

Kinh doanh là một quá trình xoay vòng vốn: Thu nhập – Chi tiêu – Thu nhập. Nếu không biết cách điều tiết chu trình này, dẫn đến lạm chi thì bạn sẽ nhanh chóng rơi vào hố sâu không thoát ra được.

Nếu bạn muốn kinh doanh quán trà sữa lâu dài và ổn định, hãy khắc phục điều này bằng cách thống kê thật chi tiết nguồn thu hàng ngày, các khoản chi tiêu cố định hàng tháng, khoản mua nguyên liệu, tồn kho nguyên liệu và cần bổ sung những gì…

Có kế hoạch chi tiêu và kinh doanh cụ thể sẽ giúp bạn ổn định chiến lược quản lý tài chính của mình

Không cân đối kế hoạch chi tiêu sẽ khiến bạn dễ rơi vào khủng hoảng

Không cân đối kế hoạch chi tiêu sẽ khiến bạn dễ rơi vào khủng hoảng

3.3. Không có điểm chạm đến khách hàng

Bạn phải luôn nhớ rằng, kinh doanh trà sữa là ngành dịch vụ chứ không phải cung cấp sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn tốt, nhưng dịch vụ kém thì khách hàng cũng sẽ không quay lại. Hãy tăng cường tương tác với khách hàng, khảo sát ý kiến khách hàng, đào tạo nhân viên phục vụ khách chuyên nghiệp và thân thiện. Tất cả những điều này sẽ tăng trải nghiệm cho khách, giúp bạn đứng vững trên thị trường F&B vốn cạnh tranh rất khốc liệt này.

3.4. Non yếu trong quản lý, đào tạo nhân lực

Đây là vấn đề rất nhiều bạn trẻ vướng phải khi muốn mở quán trà sữa. Quản lý kinh doanh và đào tạo nhân lực đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển cho quán trà sữa. Khi thiếu kinh nghiệm, bạn sẽ rất khó khăn trong xử lý sự cố cũng như cách vượt qua khủng hoảng.

Chọn đơn vị tư vấn giúp bạn có định hướng kinh doanh quán trà sữa hiệu quả.

Chọn đơn vị tư vấn giúp bạn có định hướng kinh doanh quán trà sữa hiệu quả.

Một trong những bí quyết để giải quyết điều này chính là thuê đơn vị tư vấn setup cửa hàng tổng thể. Bên cạnh giúp bạn định hướng kinh doanh và setup quán, thì dịch vụ tư vấn còn hỗ trợ bạn rất nhiều vấn đề khi vận hành. Bạn có thể liên hệ đến JARVIS để chúng tôi tư vấn chi tiết hơn vấn đề này: https//jarvis.flatdemo.com/khoa-hoc/dich-vu-tu-van-setup-cua-hang-tong-the

3.5. Menu chưa phù hợp

Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình hình kinh doanh của bạn trở nên ảm đạm. Menu chính là linh hồn của bất kỳ quán trà sữa nào. Bạn cần phải có món uống thương hiệu riêng. Đồng thời xây dựng menu độc đáo, thu hút, chú trọng đến những hot trend mới. Menu cũng tránh dàn trải quá nhiều, dễ gây thất thoát nguyên liệu.

Menu trà sữa phải phù hợp với nhóm khách hàng giới trẻ, cập nhật các xu hướng đồ uống mới nhất

Menu trà sữa phải phù hợp với nhóm khách hàng giới trẻ, cập nhật các xu hướng đồ uống mới nhất

3.6. Những nguyên nhân khách quan khác

Dịch bệnh, thời tiết… sẽ là những nguyên nhân khách quan gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ quá trình kinh doanh trà sữa. Tuy nhiên bạn hãy cố gắng vượt qua bằng cách đẩy mạnh bán hàng online, giao hàng tận nhà, triển khai các chương trình khuyến mãi thú vị…

Tóm lại, muốn kinh doanh quán trà sữa thành công, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều yêu tố. Vốn và đam mê thôi chưa đủ, sự tích lũy kinh nghiệm và lòng kiên trì mới là những điều cốt lõi để bạn có thể đứng vững trên thị trường. Với những kinh nghiệm mở quán trà sữa trên đây, JARVIS hy vọng sẽ giúp bạn có thêm niềm tin và động lực vào ý tưởng của mình. Hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ ý tưởng và tìm được cách tốt nhất biến ý tưởng thành hiện thực, giúp bạn đạt được kỳ vọng bùng nổ doanh thu với thương hiệu trà sữa độc quyền của mình.

Jarvis – Trung tâm đào tạo pha chế hàng đầu tại Việt Nam – Đồ uống ngon, cost thấp và quản lý cửa hàng hiệu quả.

______________________________________

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO PHA CHẾ VÀ KINH DOANH JARVIS

💻 Website: https://jarvis.vn

🏫 Add: 156 Xã Đàn 2, Hà Nội | Hotline: 0985965732 – 0942042989

📩 Chat với tư vấn viên để nhận ưu đãi: m.me/HocVienJARVIS

💠 Lịch khai giảng: https://bit.ly/31bk07V

💠 Tham khảo các khóa học của Jarvis: https://jarvis.vn/khoa-hoc

Theo dõi
Thông báo của
guest


0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

    Họ tên *
    Điện thoại *

    Chi nhánh đăng ký *

    Hà NộiTP.Hồ Chí Minh

    Khóa học cần tư vấn


    Bài viết mới nhất

    Bài viết xem nhiều

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    ()
    x
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    ()
    x