Kinh doanh trà sữa ở nông thôn – Bí quyết để thành công
Kinh doanh trà sữa ở nông thôn có nhiều lợi thế như: vốn đầu tư ban đầu thấp, ít đối thủ cạnh tranh, lượng khách hàng mục tiêu lớn… Tuy nhiên nếu muốn thành công và phát triển bền vững thì anh/chị cần phải tạo được sự khác biệt bằng cách nắm được 5 bí quyết đơn giản mà Jarvis đã đúc rút được sau!

Trà sữa là thức uống dễ gây nghiện và phổ biến ở cả thành thị lẫn nông thôn.
1. Trà sữa nông thôn có những ưu nhược điểm gì?
Kinh doanh trà sữa ở nông thôn, anh/chị sẽ nhận được nhiều ưu điểm đáng kể như:
- Chi phí đầu tư ban đầu rẻ: Những chi phí như: mua nguyên liệu, mặt bằng, thuê nhân viên… tại khu vực nông thôn luôn thấp hơn và dễ tìm kiếm hơn so với các khu vực thành thị.
- Ít đối thủ cạnh tranh hơn: Tại thành phố các quán trà sữa gần như đang bị bão hòa với rất nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Tuy nhiên ở nông thôn thì thị trường rộng mở hơn, anh/chị sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn.
- Lượng khách hàng mục tiêu lớn: Tại nông thôn số lượng các cửa hàng trà sữa, cửa hàng đồ uống không quá nhiều nên tập khách hàng tiềm năng sẽ lớn hơn. Họ có thể là học sinh, sinh viên, các gia đình trẻ…

Kinh doanh trà sữa ở nông thôn với nhiều cơ hội hơn và chi phí ban đầu thường thấp.
2. Kinh doanh trà sữa ở nông thôn cần bao nhiêu vốn?
Thực tế, với kinh doanh trà sữa anh/chị có thể dựa vào số vốn đầu tư ban đầu mà mình có để lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp nhất.
- Vốn 0 đồng: Phù hợp với hình thức kinh doanh online, quy mô nhỏ. Trong hình thức này anh/chị sẽ là người chịu trách nhiệm pha chế chính, hoặc cũng có thể kiêm luôn người giao hàng. Với kinh doanh trà sữa online, do không cần đầu tư vốn vào mặt bằng, trang trí quán… nên anh/chị cần chú trọng hơn vào đầu tư marketing, quảng cáo để thu hút khách hàng.
- Vốn từ 10 – 50 triệu đồng: Với số tiền này, anh/chị ở nông thôn có thể lựa chọn kinh doanh trà sữa mang đi hoặc bán vỉa hè. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi anh/chị phải khảo sát vị trí đặt xe đẩy để có thể tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể và nhược điểm là dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
- Vốn từ 100 triệu đồng: Anh/chị có thể mở một quán trà sữa quy mô nhỏ và trang trí theo phong cách mong muốn. Với nguồn vốn khá lớn này, anh/chị cần chú trọng hơn trong việc tìm địa điểm phù hợp và sáng tạo không gian quán và thức uống riêng để tạo điểm nhấn khác biệt cho quán của mình.
- Vốn trên 200 triệu đồng: Hình thức kinh doanh phổ biến với số vốn này là nhượng quyền thương hiệu. Anh/chị có thể an tâm về marketing và kế hoạch ban đầu khi khai trương có bộ phận từ công ty mẹ hỗ trợ. Tuy nhiên, anh/chị cần tham khảo giá nhượng quyền phù hợp vì mỗi thương hiệu sẽ có những mức chi phí và yêu cầu đi kèm khác nhau.
Xem thêm:

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh dành cho những ai có số vốn ban đầu lớn
3. Kinh doanh trà sữa nông thôn cần chuẩn bị những gì?
Để có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa ở nông thôn, việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết là tối quan trọng. Vậy nên mua gì trong trường hợp này? Dưới đây là một số đồ quan trọng không thể thiếu:
- Nguyên liệu: Anh/chị cần chuẩn bị các nguyên liệu như: trà, hương liệu, các loại topping, đồ ăn vặt đi kèm (nếu có)… Ngoài ra, khi tìm kiếm nguồn nguyên liệu, anh/chị cần chú trọng đến yếu tố giá tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn cung ổn định…
- Dụng cụ bị vật dụng cần thiết: Anh/chị cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, máy móc như máy ủ trà, máy dập nắp cốc, máy in hóa đơn… để công việc pha chế diễn ra nhanh chóng hơn, giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng.

Các quán nên lưu ý tuyển nhân viên để đảm bảo duy trì hoạt động lúc đông khách
4. Kế hoạch kinh doanh trà sữa ở nông thôn
Mở quán kinh doanh mà không có kế hoạch sẽ là phần sai lầm lớn nhất khiến quán thất bại nhanh chóng. Vì thế khi mở quán trà sữa ở nông thôn anh/chị cũng cần có kế hoạch cụ thể, trong đó cần xác định được:
- Khách hàng mục tiêu là ai?: Chỉ khi xác định được tập khách hàng mục tiêu thì việc lên menu, lên ý tưởng trang trí, chọn địa điểm… sẽ dễ dàng và thống nhất hơn, giúp việc kinh doanh hiệu quả.
- Lập menu đồ uống: Những món trà sữa và topping anh/chị dự định bán cho khách hàng. Không nên lên quá nhiều món thời gian đầu, chỉ nên tập trung vào công thức đặc biệt tạo nên điểm khác biệt cho quán của anh/chị so với các đối thủ cạnh tranh.
- Thuê địa điểm và trang trí quán: Hãy đảm bảo việc trang trí thống nhất và phù hợp nhất với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Tại khu vực nông thôn, khách hàng thường là nhóm đối tượng trẻ như học sinh, sinh viên vì thế nên chọn phong cách trang trí trẻ trung, bắt mắt để thu hút họ.
- Tuyển dụng nhân viên: Với những cửa hàng trà sữa quy mô vừa và lớn thì việc tuyển thêm nhân viên là rất cần thiết. Trong những trường hợp đông khách hoặc anh/chị vắng mặt thì cần có người phụ giúp quản lý quán. Khi tuyển dụng hãy cố gắng đưa ra các chính sách lương thưởng, quy định làm việc rõ ràng.
- Có kế hoạch marketing:
- Với những ai kinh doanh trà sữa ở nông thôn online thì đây là bước quan trọng cần làm để có thể thu hút khách hàng, anh/chị hãy lên kế hoạch chạy quảng cáo trên các mạng xã hội như facebook, instagram… để tiếp cận được khách hàng của mình.
- Còn với mô hình kinh doanh offline thì anh/chị nên chú trọng đến các phương án như: căng băng rôn khẩu hiệu bắt mắt, các chương trình khuyến mãi khai trương, ngày lễ, ngày sinh nhật… để thu hút thêm khách hàng.

Anh/chị cần xác định được nhóm đối tượng khách hàng mình sẽ hướng đến là ai?
5. Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa nông thôn
Kinh doanh trà sữa hay bất cứ hình thức nào cũng đều có nhiều thách thức, và để khắc phục những khó khăn này, anh/chị cần lưu ý:
- Nên tham gia các khóa học pha chế trà sữa: Việc tham gia những khóa học chuyên nghiệp sẽ giúp anh/chị tạo nên công thức riêng và biến nó trở thành món đặc trưng của quán.
- Liên tục cập nhật xu hướng thị trường: Công thức mới được tìm tòi mỗi ngày và thức uống xu hướng bao giờ cũng là cách chinh phục thực khách. Đừng quên theo dõi những xu hướng mới và cập nhật vào menu của thương hiệu mình.
- PR quán dưới nhiều hình thức: Kết hợp quảng bá thương hiệu từ online đến offline. Tận dụng tốt các kênh thức ba để nhiều người biết đến thương hiệu của mình hơn nếu anh/chị không có đội ngũ quảng bá như nhượng quyền thương hiệu trước đó.
- Đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm: Đây luôn là đề tài nhận được quan tâm lớn của khách hàng hiện nay. Anh/chị nên sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, có chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để thu hút khách hàng.
- Tham gia khóa đào tạo phù hợp với việc kinh doanh trà sữa: Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy bắt đầu với việc bổ sung các kiến thức nền. Những kiến thức này bao gồm kiến thức về kinh doanh mở quán, kỹ năng pha chế…

Khóa học của Jarvis cung cấp cho học viên kiến thức kinh doanh trà sữa ở nông thôn cần thiết.
Kinh doanh trà sữa ở nông thôn trở thành xu hướng sau khi các chủ quán phát hiện ra đây là thị trường tiềm năng. Hàng loạt các quán trà sữa nhượng quyền được mở ra, có xu hướng bão hòa thì trà sữa tại nông thôn như 1 hướng đi mới dành cho những ai muốn mở quán.
Để bắt đầu với mô hình này, bên cạnh những trang thiết bị dụng cụ, nguồn vốn, anh/chị cũng nên đầu tư cho mình kiến thức về kinh doanh, pha chế. Anh/chị hãy lựa chọn Jarvis – trung tâm đào tạo pha chế hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin sẽ hỗ trợ các chủ quán trong việc kinh doanh mô hình này!
Kết nối với chúng tôi dễ dàng qua các cách sau:
- Website: https://jarvis.vn
- Địa chỉ: 156 Xã Đàn 2, Hà Nội
- Hotline: 0985965732 – 0942042989