5 bước nấu trân châu đen không bị dính và cứng tại nhà
Nếu ai đó vẫn nghĩ rằng tự nấu trân châu ở nhà thì không thể vừa mềm vừa ngon như quán thì chắc chắn họ chưa biêt đến cách nấu trân châu đen cực dễ vừa không bị dính lại không hề cứng này rồi. Học ngay cách làm trân châu đen sau để có cốc trà sữa trân châu đen ngon hơn ở quán nhé.
Bài viết đọc nhiều nhất
1. Cách nấu trân châu đen không bị dính tự làm tại nhà
Các bạn hoàn toàn có thể tự học pha chế trà sữa ngon như ngoài hàng tại nhà với topping trân châu đen. Có rất nhiều hình thức học pha chế trà sữa như: học qua online, các bạn có thể tham khảo tại đây: https://jarvis.vn/goc-tu-van/ hoặc tham gia trực tiếp các khoá học pha chế trà sữa tại Trung tâm Jarvis tại 156 Xã Đàn, Hà Nội.
Còn bây giờ Jarvis sẽ hướng dẫn các bạn nấu trân châu đen không bị dính nhé:
1.1. Nguyên liệu chuẩn bị luộc trân châu đen
- 120g bột năng
- 50g bột năng để riêng làm áo bột
- 20g bột gạo
- 2 thìa cafe bột cacao
- 20g đường
- 150 ml nước
Chuẩn bị nguyên liệu làm trân châu đen
1.2. Các bước thực hiện nấu trân châu đen không bị dính
Bước 1: Trộn bột để nấu trân châu đen
Nhào bột
- Đầu tiên đổ 120g bột năng, 10g bột gạo và 2 thìa cafe bột cacao vào một bát to sạch, dùng thìa hoặc rây trộn đều các nguyên liệu khi còn khô.
- Sau đó thêm nước vào bát trộn đều, chú ý nên cho nước thành 2 lần, không nên đổ một lần 150ml sẽ khó để trộn được bột hơn.
- Tiếp tục trộn thật đều bột trong bát cho đến khi bột ngấm nước và kết dính thành khối.
Bước 2: Nhào bột để luộc trân châu đen
- Lấy bột ra khỏi bát, đổ một chút bột năng lên mặt phẳng sạch và xoa một chút lên để nhào bột không bị dính. Nhào liên tục cho đến khi bột mịn, dẻo và có độ dai là được. Thông thường nên nhào bằng tay từ 10 – 15 phút.
- Chú ý rằng tùy thuộc vào chất lượng loại bột nên với lượng nước 150g có thể sẽ khiến bột bị nhão hoặc khô. Lúc này hãy chú ý quan sát nếu bột nhão hãy cho thêm bột năng khi nhào, hoặc thêm nước khi bột khô.
Bước 3: Nặn bột để nấu trân châu đen
- Dùng tay nặn bột thành những viên nhỏ tùy thích, đừng quên lăn các viên nhỏ qua bột để chúng không bị dính với nhau.
Cách làm trân châu bằng bột năng
Bước 4: Nấu trân châu
- Bắc nồi lên bếp và đun nước, khi nước sôi mới thả trân châu vào nấu. Lúc này hãy chú ý dùng đũa khuấy đều để trân châu không bị dính với nhau và đun lửa vừa, không nên đun lửa to sẽ làm trân châu chưa kịp chín trong. Khi trân châu nổi hết lên mặt nước là đã chín.
Bước 5: Cách nấu trân châu đen không bị dính.
- Sau khi trân châu chín thì vớt ngay khỏi nồi và ngâm vào nước lạnh để hạt trân châu vừa dai giòn lại vừa mềm. Sau khi ngâm nước lạnh cho trân châu nguội hết thì tiếp tục ngâm hạt trân châu vào hỗn hợp nước đường để tăng vị ngọt và thưởng thức ngay
Xem thêm: Hướng dẫn pha chế trà sữa
2. Cách nấu trân châu đen sống có sẵn
Với cách làm phía trên anh chị sẽ cần mất công cầu kỳ hơn ở giai đoạn chuẩn bị bột, nhào bột và nặn bột, còn nếu anh chị là người không có nhiều thời gian thì có thể sử dụng các gói trân châu sống bán tại các cửa hàng, siêu thị rất nhiều.
Cách làm trân chân đen mới nhất
2.1. Nguyên liệu chuẩn bị nấu trân châu đen sống
- Trân châu sống
- Đường nâu và mật ong
- Nồi to để nấu
- Giá lọc inox
- Nước đá
Trộn chân trâu với đường và mật ong
2.2. Các bước thực hiện nấu trân châu đen sống có sẵn
Bước 1: Chuẩn bị nước đun nước để luộc trân chân đen
- Đầu tiên hãy cắt túi trân châu sống và lấy lượng trân châu cần thiết.
- Cứ 100g trân châu sống sẽ đủ cho 3-4 ly.
- Nếu mọi người muốn nấu với số lượng lớn, hãy nhân định lượng lên với số lượng định làm. Ví dụ: Muốn làm 40 ly, thì ta sẽ phải nấu 1kg trân châu sống, 80 ly nấu 2 kg, 120 ly nấu 3kg…
- Tiếp đó chuẩn bị nồi nước to với tỷ lệ nước và trân châu là 6:1. Tức là nếu anh chị nấu 500g trân châu thì cần 3 lít nước. Sau đó đun sôi nồi nước.
Bước 2: Cách nấu trân châu đen không bị dính
- Sau khi nước sôi, vẫn giữ nguyên lửa to và đổ trân châu vào nồi và khuấy đều nhẹ nhàng.
- Đun lửa lớn cho tới khi trân châu nổi hết lên mặt nước, thì giảm xuống lửa nhỏ liu riu.
- Sau đó đậy nắp và đun trong khoảng 30-40 phút, cứ mỗi 5-10 phút hãy mở vung để khuấy nhẹ để tránh trân châu dính đáy và cháy khét.
- Sau 30-40 phút thì tắt bếp nhưng vẫn để nguyên, ngâm tiếp trân châu trong nồi thêm 30 phút, điều này là để trân châu chín đều đến tận bên trong, trân châu sẽ không bị cứng mà vỏ ngoài không bị quá nhũn.
Bước 3: Ngâm trân châu đen vào đá
Sau thời gian ủ, đổ trân châu ra giá inox và rửa sạch nước nhớt trực tiếp dưới vòi nước lạnh, vừa xả vừa dùng muôi đảo đều để làm giảm nhiệt độ ngay lập tức tránh trân châu bị dính vào nhau.
Bước 4: Trộn trân châu đen với đường và mật ong
- Sau khi rửa trân châu, để ráo hết nước là có thể trộn thêm một chút hỗn hợp nước đường nâu và mật ong để tạo độ ngọt cho trân châu trước khi thưởng thức.
- Chú ý là chỉ nên dùng một hỗn hợp vừa đủ có thể tạo một lớp mỏng quanh các hạt trân châu để tránh bị ngọt quá.
- Định lượng đường cho các chủ quán tham khảo là cứ mỗi 500g trân châu sống đã nấu sẽ được trộn với 200gr đường và 50ml mật ong.
Cuối cùng bỏ trân châu vào cốc trà sữa thơm ngon là đã có ngay một món đồ uống giải khát mùa hè cực kỳ tuyệt vời rồi.
3. Cách bảo quản trân châu đen
- Cách bảo quản trân châu đen cũng rất đơn giản, chỉ cần giữ nguyên trân châu trong phần nước đường và để ở nhiệt độ thường, nên để ở nơi mát mẻ từ 20-27°C.
- Thời gian bảo quản có thể từ 4-6h. Sau thời gian đó, trân châu sẽ bị trương, bở, cứng nhân.
- Đối với phần trân châu sống chưa sử dụng hết, bọc hoặc cho vào hộp kín để tránh ẩm, cất vào nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.
Hi vọng với cách làm trân châu đen sao cho không dính, không cứng mà thơm ngon dai dai mềm mềm trên sẽ giúp ích cho anh chị. Có tuyệt chiêu vừa thỏa mãn sở thích bản thân vừa mang đi trổ tài khoe bạn bè người thân, thật tuyệt phải không?
Ngoài ra các bạn có thể liên tục cập nhật các công thức pha chế trên website: https://jarvis.vn. Jarvis là đơn vị dạy pha chế hàng đầu hiện nay, Chúng tôi mong muốn trở thành chuyên gia cố vấn số 1 trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống, luôn áp dụng kiến thức kinh doanh chuyên sâu vào các buổi học pha chế mang lại cho học viên những kiến thức hữu ích nhất có thể phát triển trên con đường lập nghiệp.