Kinh doanh trà sữa đóng chai là hình thức phổ biến hiện nay khi thức uống này đang dần trở nên quan trọng và là một phần không thiếu của người trẻ hiện đại. Vậy anh/chị cần chuẩn bị gì trước khi bước vào thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy khắc nghiệt này?
Dưới đây là một vài gợi ý cũng là chia sẻ kiến thức quan trọng từ các chuyên gia Jarvis!
>>>Xem thêm: Kinh doanh trà sữa take away – 5 điều cần chuẩn bị trước khi mở quán
Nội dung bài viết
Trà sữa đóng chai được đánh giá là giải pháp thay thế trà sữa pha sẵn bán theo ly truyền thống. Đây là hình thức kinh doanh không quá mới, nở rộ hơn trong thời gian gần đây khi người tiêu dùng có xu hướng mua trữ sẵn để có thể uống vào bất cứ thời gian nào mà không cần phải chờ đợi như mua trà sữa ly.
Cũng như bất cứ hình thức kinh doanh nào khác mà anh/chị có thể thay, việc kinh doanh trà sữa đóng chai cũng đối diện với không ít khó khăn kèm theo những cơ hội kinh doanh tuyệt vời. Cụ thể:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Xem thêm: Ưu nhược điểm của kinh doanh trà sữa nhượng quyền
Trên thị trường hiện nay các quán kinh doanh trà sữa sẽ chia làm 3 nhóm chủ lực gồm bình dân, quy mô vừa và nhỏ, nhượng quyền thương hiệu lớn. Trong đó, mỗi loại hình sẽ có những mức vốn khác nhau. Cụ thể:
Mô hình này dành cho những ai chưa có kinh nghiệm, muốn trải nghiệm thử việc tự kinh doanh hoặc với những người không có nguồn tài chính vững mạnh. Với vốn 0đ, hình thức bán chủ yếu là qua online và thông qua kênh thứ 3 giao hàng hoặc chính anh/chị là người giao.
Ưu điểm của việc kinh doanh này là không tốn tiền mặt bằng hoặc chi phí vận hành tại cửa hàng. Phần tiền đó sẽ được đầu tư qua marketing và hình ảnh sản phẩm. Hiện nay, anh/chị có thể bán hàng trên facebook, instagram, hoặc các chợ online, kênh chuyên về trà sữa (ăn uống) là NOW, BEAMIN, GRABFOOD…
Nếu anh/chị có số vốn 10 triệu và muốn kinh doanh trà sữa, đây vẫn là một kế hoạch có thể thực hiện được. Mô hình quán dưới 10 triệu sẽ cần đầu tư xe đẩy take away, chi phí nguyên liệu, dụng cụ pha chế, vật liệu khác…
Ban đầu anh/chị có thể tự mình bán mà không cần thuê thêm nhân viên. Tuy nhiên, nếu cửa hàng phát triển, đông khách, cần phải có thêm chi phí thuê thêm người.
Đối với mô hình trà sữa xe đẩy, việc tìm địa điểm có khách tập trung đông và thuận tiện vô cùng quan trọng. Nếu có nhà mặt tiền, anh/chị nên tận dụng điểm này để kinh doanh.
Từ 50 triệu trở lên, anh/chị có thể nhận nhượng quyền thương hiệu của một vài thương hiệu phổ biến. Kinh doanh theo hình thức này, anh/chị sẽ tốn chi phí nhượng quyền lúc đầu nhưng được lợi hướng dẫn về nhiều mặt và cung cấp nguồn nguyên liệu pha chế trà sữa từ hãng.
Hơn nữa, với danh tiếng sẵn có của thương hiệu, anh/chị có thể tiết kiệm được chi phí marketing ban đầu so với những thương hiệu mới nổi.
Đối với trà sữa đóng chai nói riêng và các hình thức kinh doanh khác nói chung, khi bắt đầu, anh/chị cũng cần chuẩn bị kỹ càng. Đối với trà sữa đóng chai, khi kinh doanh, anh/chị cần lưu ý:
Bước đầu tiên và quan trọng cần làm là xác định, khoanh vùng nhóm khách hàng anh/chị sẽ hướng đến là ai. Từ đó mới có thể định giá tiền và bán những món, hương vị trà sữa phù hợp với nhóm đối tượng này.
Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những hành vi khác nhau. Do đó, anh/chị cần xác định đúng đối tượng để có cách định hướng phát triển quán phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Sau khi xác định được nhóm khách hàng mà mình sẽ hướng đến, đây là lúc hoàn thiện menu các món và hương vị trà sữa quán sẽ cung cấp. Anh/chị cần xác định được hương vị chủ lực của mình và các hương vị phụ để bước sau mua nguyên liệu không bị mua/nhập hàng sai sót.
Bên cạnh đó, chủ quán cũng nên xác định các topping đi kèm một cách hợp lý và vừa đủ. Dù có nhiều loại topping song nên chọn những sản phẩm có thể mix với trà sữa của bạn.
Lưu ý: Quá nhiều loại sẽ dẫn đến thất thoát nguyên liệu, cần chú ý cân nhắc hương vị được yêu thích và chọn đó làm “top seller” của quán. |
Địa chỉ cung cấp nguyên liệu đảm bảo an toàn sức khỏe và nguồn hàng đều đặn là vô cùng quan trọng. Ngoài việc tham khảo mức giá, anh/chị cũng cần yêu cầu nhà cung cấp cho mình những giấy tờ đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu.
Việc này vừa hạn chế tình trạng nhập phải nguyên liệu không an toàn, vừa có thể giúp bạn khẳng định với mọi người về chất lượng trà sữa của mình.
Với những hướng dẫn về nguồn vốn có, hiện tại anh/chị có 2 sự lựa chọn tùy vào ngân sách và khả năng chi trả của mình:
Sau khi đã chọn được địa điểm để kinh doanh trà sữa đóng chai, bạn cần chuẩn bị thêm:
Trong thời đại hiện nay, rất khó tồn tại nếu anh/chị không quảng bá để khách hàng biết đến mình nhiều hơn. Hãy tận dụng những kênh online như một tài nguyên miễn phí để quảng cáo đến người thân, bạn bè. Các ứng dụng như Now, Grabfood… cũng hoàn toàn thích hợp trong trường hợp này.
Trong quá trình kinh doanh trà sữa đóng chai, để phát triển bền vững thì anh/chị cũng cần lưu ý những điểm sau:
Trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay, để đảm bảo sự chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để xử lý những khó khăn khi quyết định kinh doanh trà sữa đóng chai, anh/chị cũng nên tham gia các khóa học về kỹ năng quản lý, mở quán.
Kinh doanh trà sữa đóng chai không còn là hình thức mới song để thành công thì rất hiếm cơ sở làm được. Do đó, những khóa học về kinh doanh, quản lý và duy trì quán sẽ hỗ trợ rất nhiều cho anh/chị nếu muốn chinh phục hình thức này. Với nhiều năm kinh nghiệm, Jarvis hứa hẹn là địa chỉ tin cậy của các chủ quán học tập!
Đội ngũ giảng viên của chúng tôi với lượng kiến thức sâu rộng cùng kinh nghiệm thực chiến nhiều năm sẽ giúp các học viên trong sự nghiệp mở quán. Anh/chị có thể liên hệ với Jarvis để được giải đáp thắc mắc, đồng thời đăng ký học học theo thông tin dưới đây:
đăng ký NHẬN NHỮNG ƯU ĐÃI CỰC KHỦNG
TỪ JARVIS ACADEMY