Mô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt siêu lợi nhuận

Trong thời điểm các thương hiệu trà sữa nhượng quyền cạnh tranh khốc liệt, chỉ có tạo điểm nhấn khác biệt mới thành công. Vậy tại sao anh/chị không thử mô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt? Ý tưởng độc đáo này sẽ giúp các chủ quán tách mình khỏi trào lưu và đem đến nhiều lợi ích bất ngờ khi kinh doanh.  

Xem thêm:

1. 10 bước để mở quán trà sữa bánh ngọt

Để mở quán trà sữa bánh ngọt, thực tế các bước không có sự khác biệt nhiều so với mô hình trà sữa đồ ăn vặt. Tuy nhiên, trong từng bước, các hạng mục công việc bạn sẽ cần chú ý: 

Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh

Tương tự những mô hình kinh doanh khác, việc có mục tiêu cụ thể, rõ ràng là tiền đề đầu tiên giúp bạn triển khai được công việc kinh doanh của mình. Với bước này, hãy xác định: 

  • Đối thủ cạnh tranh: Phân tích những cửa hàng cùng mô hình quán trà sữa bánh ngọt và cả những cửa hàng trà sữa, cafe thông thường. Tìm kiếm điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có được kinh nghiệm cho mình.
  • Mục tiêu kinh doanh cho từng giai đoạn: Với từng giai đoạn như khai trương, thời điểm 3 tháng đầu, 1 năm đầu, 3 năm tiếp theo… anh/chị đều phải có mục tiêu rõ ràng là giới thiệu được đến bao nhiêu khách hàng, đâu là thời điểm hồi vốn, lúc nào là thời điểm lợi nhuận tăng…  

Việc có kế hoạch cụ thể, cố gắng bám sát kế hoạch và có thể thay đổi khi cần thiết sẽ giúp anh/chị có định hướng rõ ràng và việc thực thi sẽ giảm bớt rủi ro hơn.

Nên thiết lập kế hoạch sơ bộ sau khi có ý tưởng kinh doanh

Nên thiết lập kế hoạch sơ bộ sau khi có ý tưởng kinh doanh  

Bước 2: Xác định vốn

Đây là bước quan trọng trong mô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt. Việc xác định được nguồn vốn ban đầu sẽ giúp anh/chị quyết định được quy mô, hình thức và cách phân phối dòng tiền trong kinh doanh. Tùy theo khả năng tài chính cá nhân, anh/chị có thể có nguồn vốn ban đầu khác nhau, tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn đủ khả năng chi trả cho: 

  • Chi phí thuê mặt bằng: Mặt bằng cần thuê tối thiểu trong 6 tháng, thậm chí nhiều địa điểm thường yêu cầu ký hợp đồng tối thiểu 1 năm. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn nguồn vốn cho khoản chi này. 
  • Chi phí trang trí quán: Đối tượng khách hàng lúc này không quá quan tâm đến giá cả mà quan tâm đến trải nghiệm khi đến quán. Do đó, việc trang trí quán cần được chú trọng hơn, từ màu sắc, cách decor cho đến họa tiết phải có sự thống nhất và được đầu tư. 
  • Chi phí nguyên vật liệu, trang thiết bị: Đồ ăn là bánh ngọt có đặc thù là hạn sử dụng ngắn. Vì thế, bạn cần cân nhắc đến nguồn chi phí đầu tư cho thiết bị bảo quản bánh, nguyên liệu làm bánh một cách cẩn thận. 
  • Chi phí duy trì hoạt động: Các chi phí này bao gồm lương nhân viên, tiền điện, nước, mạng, các phát sinh đột xuất… Anh/chị cần chuẩn bị trước khoản chi phí này tối thiểu từ 3 – 6 tháng để đảm bảo kinh doanh thuận lợi.
Xác định nguồn vốn ban đầu để có thể tìm được mô hình, quy mô quán phù hợp nhất

Xác định nguồn vốn ban đầu để có thể tìm được mô hình, quy mô quán phù hợp nhất

Bước 3: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu: Độ tuổi, giới tính, ngành nghề, thói quen..

Việc xác định được khách hàng mục tiêu sẽ giúp chủ quán có kế hoạch rõ ràng, chi tiết và xuyên suốt từ việc trang trí, chọn phong cách, chọn đồ uống cho đến định giá bán và cách thức thu hút, giữ chân khách hàng. 

Với quán trà sữa bánh ngọt, khách hàng mục tiêu của bạn hiếm khi là nhóm sinh viên, học sinh bởi đây là nhóm đối tượng luôn hướng đến mức giá rẻ, không quá chú trọng hình thức. 

Người đã có thu nhập như dân văn phòng, các cặp đôi, người trẻ trên 23 tuổi… sẽ là đối tượng anh/chị nên hướng đến. Nhóm đối tượng này đến với quán không phải chỉ để thưởng thức bánh ngọt kèm trà sữa mà còn muốn thư giãn và nghỉ ngơi sau ngày dài bận rộn. 

Mô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt

Xác định rõ khách hàng mục tiêu sẽ đem đến cho chủ quán những thuận lợi nhất định trong công việc quản lý quán trà sữa sau này

Bước 4: Xác định menu cho quán

Sau khi đã xác định được nhóm đối tượng mục tiêu, tìm hiểu và phân tích được sở thích của họ, anh/chị hãy đưa ra menu cho quán. 

Lưu ý mô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt nên menu cần chú trọng đến thức uống phù hợp với hương vị bánh. Trà sữa phải đậm vị trà, không quá ngọt, và không cần mix với kem, nhằm tránh làm mất vị bánh ngọt.     

Lựa chọn menu bánh ngọt phù hợp với hương vị trà sữa không dễ dàng nhưng là yếu tố cần và đủ để tạo nên thành công 

Lựa chọn menu bánh ngọt phù hợp với hương vị trà sữa không dễ dàng nhưng là yếu tố cần và đủ để tạo nên thành công

Bước 5: Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Để lựa chọn được địa điểm kinh doanh lý tưởng, anh/chị xem xét những địa điểm mà khách hàng mục tiêu thường xuyên đến. Ví dụ, gần các cơ quan, các tòa nhà, khu chung cư hoặc khu đô thị sầm uất… sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn.

Tuy nhiên, chủ quán cũng nên xác định mức tài chính của mình để lựa chọn địa điểm phù hợp nhất. 

Lưu ý: Hoàn tất thủ tục pháp lý

Theo quy định của pháp luật, dù quy mô nhỏ nhưng khi mở quán cũng cần phải hoàn thành đủ thủ tục gồm giấy phép kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng thuế (tùy lợi nhuận hàng năm)…

Vì thế, hãy chú ý dành thời gian hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý để có thể kinh doanh lâu dài, tránh gặp các vấn đề rắc rối khác. 

Bước 6: Thiết kế, thi công quán

Cũng tương tự như những bước trên, sau khi xác định được khách hàng mục tiêu, bạn hãy lựa chọn concept, phong cách trang trí phù hợp. Đối với bước này anh/chị có thể lựa chọn: 

  • Tự thiết kế, thi công: Việc này sẽ giúp chủ quán tiết kiệm chi phí và thể hiện rõ nhất được ý tưởng của riêng mình. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những ai đã có sẵn khả năng và kinh nghiệm thiết kế. 
  • Thuê đơn vị thiết kế, thi công: Cách này có ưu điểm là đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm thực chiến các cửa hàng. Nhờ vậy, họ sẽ hỗ trợ chủ quán có được concept phù hợp nhất. Tuy nhiên, chi phí thuê thiết kế có thể tương đối lớn. 
Đơn vị thi công thiết kế sẽ truyền tải mong muốn của bạn vào thiết kế quán trà sữa bánh ngọt 

Đơn vị thi công thiết kế sẽ truyền tải mong muốn của bạn vào thiết kế quán trà sữa bánh ngọt

Bước 7: Nhập máy móc và tìm kiếm nguyên liệu

Đối với mô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt, việc có sự trợ giúp từ các loại máy móc pha chế chuyên nghiệp là rất cần thiết để rút ngắn thời, tăng trải nghiệm cho khách hàng. Một số loại máy móc bạn cần chuẩn bị như máy đảo trà, bình ủ trà, máy làm đá, tủ lạnh trưng bày bánh, máy làm bánh… 

Đối với nguyên liệu, bánh kem và trà sữa đều là thức uống có hạn sử dụng ngắn, cần sử dụng trong ngày hoặc 2 – 3 ngày. Vì thế, nguồn nguyên liệu tươi ngon là rất cần thiết. Để tìm được nơi cung cấp nguyên liệu uy tín anh/chị có thể tham khảo trên các diễn đàn hoặc hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Các loại máy móc cần được đặt gọn gàng và vệ sinh sau khi sử dụng

Các loại máy móc cần được đặt gọn gàng và vệ sinh sau khi sử dụng

Bước 8: Đưa vào vận hành

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước trên, anh/chị cần đưa quán vào vận hành, tiến hành khai trương, mời bạn bè và đón khách. Lưu ý, nếu quy mô lớn, chủ quán cần cân nhắc việc thuê nhân viên, đào tạo kỹ năng cho họ và ra các quy định cụ thể về lương thưởng. 

Bước 9: Lên kế hoạch Marketing

Kế hoạch marketing, quảng bá quán đến với khách hàng mục tiêu sẽ giúp quán phát triển bền vững hơn. 

Trong thời điểm khai trương hoặc các ngày lễ tết, anh/chị có thể lựa chọn các chương trình khuyến mại sau để thu hút khách hàng như:  

  • Giảm giá 10% khi khách hàng đến khai trương và checkin trên mạng xã hội, 
  • Mua 2 tặng 1 cho các hóa đơn trên 100k
  • Tặng quà, voucher cho các đơn hàng đầu tiên… 

Ngoài ra hình thức quảng cáo marketing online hiện nay đang là bí quyết giúp quảng bá thương hiệu và chốt nghìn đơn. Chính vì vậy, bạn hãy đầu tư vào quảng cáo online như: quảng cáo google ads, quảng cáo trên các mạng xã hội,….

Treo băng rôn, biển hiệu tại quán là cách mà nhiều quán trà sữa bánh ngọt đang làm 

Treo băng rôn, biển hiệu tại quán là cách mà nhiều quán trà sữa bánh ngọt đang làm

2. Kinh nghiệm triển khai mô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt

Riêng với quán trà sữa bánh ngọt bạn cần phải lưu ý: 

  • Chú trọng đến chất lượng sản phẩm, bởi bánh ngọt là món ăn có vòng đời ngắn. Hãy lưu ý đến hạn sử dụng và hương vị của bánh, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của quán.
  • Liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, đưa và những vị trà sữa và bánh ngọt mới, bắt kịp trend để thu hút khách hàng.
  • Đừng quên đưa ra các loại bánh phù hợp theo từng mùa để phục vụ khách hàng tốt nhất đồng thời cũng giúp gia tăng doanh số. 
Giảng viên tại Jarvis luôn tận tình hướng dẫn học viên trong từng khâu thực hành 

Giảng viên tại Jarvis luôn tận tình hướng dẫn học viên trong từng khâu thực hành

Hy vọng với 10 bước để thành công trong mô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt trên sẽ giúp ích cho các anh/chị. Đây đều là những kinh nghiệm mà Jarvis đúc kết được thông qua quá trình triển khai, thực thi và tư vấn cho các học viên.  

Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên chỉ mang tính lý thuyết. Khi áp dụng vào các mô hình cụ thể sẽ có những khác biệt nhất định. Do đó, anh/chị nên tham gia các khóa học về mở quán trà sữa nhằm có thêm kinh nghiệm thực chiến, xử lý tình huống. 

Tự hào là trung tâm đào tạo pha chế hàng đầu tại Việt Nam, Jarvis hứa hẹn là đơn vị hỗ trợ tốt nhất cho những ai có nhu cầu mở quán và kinh doanh. Anh/chị có thể tham khảo một số khóa học sau của Jarvis: 

Tham khảo các khóa học khác của Jarvis:

_______________________________________

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO PHA CHẾ VÀ KINH DOANH JARVIS

Học viện đào tạo pha chế đầu tiên ứng dụng tư duy kinh doanh.

  • Website: https://jarvis.vn
  • Địa chỉ: 156 Xã Đàn 2, Hà Nội
  • Hotline: 09859657320942042989

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

    Họ tên *
    Điện thoại *

    Chi nhánh đăng ký *

    Hà NộiTP.Hồ Chí Minh

    Khóa học cần tư vấn


    Bài viết mới nhất

    Bài viết xem nhiều

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    ()
    x
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    ()
    x