MỞ QUÁN CAFE CÓ CẦN GIẤY PHÉP KINH DOANH KHÔNG?

Mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh không là câu hỏi được rất nhiều người đang có ý định mở quán cafe quan tâm. Có nhiều người vẫn đang nghĩ rằng mở quán cafe chỉ đơn giản là đầu tư vốn và bắt đầu hoạt động bất cứ khi nào mình muốn mà không hề quan tâm đến vấn đề giấy phép kinh doanh không.

Thực chất việc kinh doanh không hề đơn giản như bạn nghĩ và để kinh doanh bất cứ loại hình nào thì điều quan trọng nhất bạn cần làm trước tiên đó là tìm hiểu và tuân thủ thật kỹ các luật lệ hiện có của nhà nước. Để tìm hiểu những thông tin quan trọng này, hãy đọc ngay bài viết sau của Jarvis nhé.

Bài viết đọc nhiều nhất:

1. Quán cà phê thuộc ngành nghề kinh doanh nào?

Căn cứ vào:

Quyết định 10/2007/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam ký ngày 23 tháng 01 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 26/02/20007.

Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/8/2018 thay thế cho quyết định 10/2007/QĐ-TTg.

Thì quán cafe thuộc ngành nghề kinh doanh: bán buôn, bán lẻ cafe (thu mua cafe), chế biến cafe và kinh doanh cafe thành phẩm. Các mã ngành bao gồm:

Mã ngành 4632 – Bán buôn thực phẩm, trong đó bán buôn cà phê – mã ngành 46324 (Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột).

Mã ngành  4722 -.Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh, trong đó Bán lẻ thực phẩm khác trong các cửa hàng chuyên doanh gồm: Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: cà phê bột, cà phê hoà tan, chè.

Mã ngành 1079 – 10790: Sản xuất thực phẩm khác bao gồm: Rang và lọc cà phê; Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc; Sản xuất các chất thay thế cà phê.

Xem thêm:

2. Mở quán cafe cần những giấy tờ gì?

Thường khi mở quán cafe mọi người thường bỏ qua các vấn đề giấy tờ mà chỉ tập trung vào địa điểm, đồ uống, cách trang trí quán cafe…. Tuy nhiên thực tế khi mở quán cafe thì việc chuẩn bị các giấy tờ rất quan trọng và một câu hỏi được quan tâm nhiều nhất đó là: mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh không? Ngoài giấy phép kinh doanh thì còn cần những giấy tờ gì nữa. Chi tiết xem bài dưới đây:

2.1 Giấy phép đăng ký kinh doanh

Khi mở quán cafe có cần giấy phép đăng ký kinh doanh không? Câu trả lời là có và đây cũng là một trong những giấy tờ rất quan trọng khi bạn mở quán cafe. Cùng xem thủ tục, hồ sơ khi đăng ký giấy phép kinh doanh.

2.1.1 Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Bước 1: Gửi hồ sơ và Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đầy đủ đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí đăng ký đầy đủ.
  • Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc nhận thông tin cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi bổ sung.

2.2.2 Hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu địa phương
  • Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của cá nhân và các thành viên (nếu có) hoặc người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê nhà (nếu có).

2.2.3 Mức phạt khi mở quán cafe không đăng ký giấy phép đăng ký kinh doanh

Như ở phần trên trả lời thì mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh, vậy nếu trường hợp không đăng ký giấy phép đăng ký kinh doanh thì có bị phạt không? Cùng xem chi tiết dưới đây:

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ký ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả bạn sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt như sau nếu không đăng ký giấy phép kinh doanh:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.”

2.2 Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

2.2.1 Thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Lấy mẫu hồ sơ, điền đầy đủ và nộp tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP
  • Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục hoặc Cục ATVSTP tổ chức đoàn thẩm định cơ sở của bạn. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng cấp Giấy chứng nhận ATVSTP.
  • Nếu đạt yêu cầu thì Chi cục hoặc Cục ATVSTP sẽ trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho bạn.
  • Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, bạn sẽ bị thẩm định lại trong thời hạn tối đa 03 tháng, nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì bạn có thể sẽ bị đình chỉ hoạt động của quán.

2.2.2 Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng).
  • Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện ATVSTP (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm).
  • Bản cam kết đảm bảo ATVSTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh.
  • Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
  • Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về ATVSTP cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

2.2.3 Mức phạt khi mở quán cafe không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Căn cứ theo nghị định 115/2018/NĐ-CP ký ngày 04 tháng 09 năm 2018, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2018 thay thế cho Nghị định 91/2012/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thì mức phạt đối với việc mở quán cafe không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cụ thể như sau:

“ Điều 24:

Khoản 1. Xử phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp xã theo một trong các mức sau đây:

c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

Khoản 2. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện theo một trong các mức sau đây:

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng;

Khoản 3. Xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh trở lên theo một trong các mức sau đây:

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng.”

2.3 Giấy phép xây dựng quán cafe

Ngoài câu hỏi: mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh thì giấy phép xây dựng quán cafe cũng cần phải có khi bạn mở quán cafe. Cùng xem thủ tục và hồ sơ giấy phép xây dựng quán cafe

2.3.1 Thủ tục xin giấy phép xây dựng quán cafe

Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng cấp quận/huyện.

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để bạn hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Cơ quan cấp giấy phép xây dựng xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Sau đó cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Nhận kết quả và nộp lệ phí: Bạn tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. Lúc này bạn sẽ được nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

2.3.2 Hồ sơ xin giấy phép xây dựng quán cafe

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng quán cafe mới cần được lập thành 03 bộ và nộp tại UBND Quận/Huyện gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ nhà đứng tên.
  • Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo bản chép lại một phần bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa chính xác lược đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.
  • Giấy phép đăng kí kinh doanh.
  • Hồ sơ thiết kế gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, lược đồ công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, lược đồ cấp thoát nước, điện.

2.3.3 Mức phạt khi mở quán cafe khi không có giấy phép xây dựng quán cafe

Theo khoản 6 điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: ký ngày 10/10/2013 và có hiệu lực từ ngày 29/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì bạn sẽ bị phạt cụ thể như sau:

“Điều 13:

Khoản 6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.”

3. Mở quán cafe cần đóng thuế gì?

Thông thường định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, vì thế ngay sau khi nhận được xét giấy phép kinh doanh bạn cần tiến hành mở mã số thuế cho quán cafe của mình. Sau đó theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC ký ngày 15 tháng 06 năm 2015 về hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có cư trú có họat động kinh doanh thì các loại thuế mà quán cafe cần phải nộp bao gồm:

  • Thuế môn bài theo năm: dựa trên thu nhập một tháng. Mức thuế này thấp nhất là 50.000 đồng
  • Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN

Nếu quán của bạn có doanh thu dưới 100 triệu/năm, bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm. Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên.

Vậy là với những thông tin hữu ích này chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh không, và những thủ tục hồ sơn xin giấy phép trên nghe có vẻ dễ nhưng cũng không hề đơn giản với những ai lần đầu thực hiện. Vì vậy nếu có bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn hỗ trợ gì, bạn đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với Jarvis nhé.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

    Họ tên *
    Điện thoại *

    Chi nhánh đăng ký *

    Hà NộiTP.Hồ Chí Minh

    Khóa học cần tư vấn


    Bài viết mới nhất

    Bài viết xem nhiều

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    ()
    x
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    ()
    x