DẤU ẤN F&B – Phần 3: DÒNG CHẢY CAFE – CƠN SÓNG NGẦM MẠNH MẼ.

Tiếp tục cuộc hành trình cùng Jarvis – “DẤU ẤN F&B: Nhìn lại chặng đường phát triển ngành đồ uống Việt”, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ tới các bạn về dòng chảy của cafe – cơn sóng ngầm mạnh mẽ.

1. DÒNG CHẢY CỦA CAFE

Không giống như những xu hướng khác, có đỉnh cao và thoái trào, cafe lại chọn cho mình một lối đi riêng. Ở thời điểm đầu, bước chuyển mình của cafe gây ra rất nhiều tranh cãi, hưởng ứng có, phản đối có. Nhưng cafe vẫn lầm lì, mạnh mẽ đi từng bước chậm nhưng chắc, tiến sâu vào thị trường, từng bước thay đổi “gu” uống cafe của người Việt Nam,  đứng vững hơn trong tâm tưởng cũng như cách thưởng thức của khách hàng.

2. XU HƯỚNG CAFE RANG XAY.

Vào năm 2014, xu hướng uống cà phê nguyên chất được người tiêu dùng quan tâm. Tại thời điểm đó, trên thị trường đang tràn lan những tin đồn về cà phê được trộn chung với bột bắp, đậu nành, hóa chất… khiến khách hàng lo lắng về sức khỏe.

Nhiều cửa hàng treo tấm biển này để giúp khách hàng hiểu mình đang uống gì

Nhiều quán cà phê từ quy mô lớn đến nhỏ thay đổi hình thức kinh doanh từ sử dụng cafe mua sẵn, sang cà phê rang xay tại chỗ như một minh chứng cửa hàng mình đang sử dụng “cafe xịn”.
Khách đến quán sẽ được tận mắt xem quá trình rang, xay cà phê từ hạt thành bột để an tâm đang thưởng thức cà phê “thật”, cà phê nguyên chất. Cà phê rang xay tại chỗ được nhiều khách hàng yêu thích bởi giá rẻ và an tâm về “chất lượng”, trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Những cửa hàng chưa kịp chuyển đổi ngay lập tức bị sụt giảm doanh thu, buộc họ phải thay đổi theo xu hướng của thị trường, nếu chậm chân sẽ nhanh chóng bị đào thải.
Nhưng trên thực tế, lúc ấy gu uống cafe của người Hà Nội vẫn quen dùng cafe độn, nên để tránh mất khách, các cửa hàng rang xay vẫn sử dụng cafe tẩm (rang cùng rượu, mắm, muối, bơ, caramel) để cafe đậm đà, thơm, ngậy hơn.
Hơn 1 năm sau, các chuỗi cafe lớn như Starbucks, The Coffee House, Highland bắt đầu đổ bộ vào thị trường, cafe pha máy được bán ra nhiều hơn, không còn giống như giai đoạn trước, là các cửa hàng hầu hết chỉ sử dụng espresso làm nguyên liệu nền để pha chế (điển hình là cà phê đá xay,…) nữa.
Rõ ràng, sự xuất hiện của các ông lớn này đã mở ra cánh cửa giúp cafe mộc tiến sâu hơn vào thị trường cafe vốn “thiếu nguyên chất” của Việt Nam, tuy nhiên, “gu” là một thứ cần rất nhiều thời gian để thay đổi, vì thế, giai đoạn này, cafe nguyên chất không sánh, không đen, không ngậy chẳng hề được chào đón.
Cho dù là chuỗi lớn, hay những thương hiệu nhỏ, khi chọn con đường tập trung vào cafe nguyên chất, đều đã phải rất vất vả để chống chọi với những nghi ngờ và chê trách của thị trường. Tuy nhiên, mưa dầm thấm lâu, những hạt cafe mộc mạc & “tử tế” cuối cùng cũng đến lúc có được chỗ đứng xứng đáng trong lòng khách hàng.

3. CAFE ĐẶC SẢN (SPECIALTY COFFEE)

 

Cafe đặc sản sử dụng những phương pháp pha chế đặc biệt.

Sau khi cafe mộc đã phủ sóng và có chỗ đứng vững chãi tại các thị trường lớn, một làn sóng cafe mới đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam như một hệ quả tất yếu. Khi những người sành cafe bắt đầu chú trọng hơn đến hương vị nguyên bản của các loại hạt cafe đặc sản, và tìm cách để thưởng thức chúng nhiều hơn, thì một giai đoạn mới được hình thành: giai đoạn Cà phê Đặc sản – Specialty Coffee lên ngôi.
Xuất hiện lần đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 2018, cafe đặc sản nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng, không chỉ vì những hương vị phức tạp mà hạt cafe mang lại, mà còn bởi những phương pháp pha mới lạ hơn, tỉ mỉ hơn bắt đầu được sử dụng một cách phổ biến, và thậm chí còn bởi những câu chuyện lý thú về nguồn gốc, về sự tinh tế trong thưởng thức mà khách hàng chưa từng được nghe.
Thời điểm đó, chúng ta có Workshop, Saigon Roastery của Sài Gòn, rồi sau đó đến Haka, Oribeans của Hà Nội. Những thương hiệu này, tuy không mở rộng thành những chuỗi lớn, nhưng suốt những năm qua đã ngày một len lỏi sâu hơn vào dòng chảy cafe Việt, thanh tẩy dần những thứ “thiếu thuần chất” ra khỏi đó, và hé mở những trang vàng đầu tiên cho thời kỳ “Phục hưng” của Cafe tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, xu hướng này vẫn còn là một câu chuyện để ngỏ. Specialty Coffee cần nhiều thời gian hơn để vươn tầm và phát triển, rồi sau đó mới có thể đứng vững trong thị trường đồ uống nhiều biến động của Việt Nam.
🔸 Đừng quên follow Jarvis để tiếp tục cập nhật bài viết mới nhất về loạt bài “DẤU ẤN F&B: Nhìn lại chặng đường phát triển ngành đồ uống Việt” nhé!
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

    Họ tên *
    Điện thoại *

    Chi nhánh đăng ký *

    Hà NộiTP.Hồ Chí Minh

    Khóa học cần tư vấn


    Bài viết mới nhất

    Bài viết xem nhiều

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    ()
    x
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
    ()
    x